1. Ăn quá no
Biết khi nào ngừng ăn là khá quan trọng. Khi cơ thể gợi ý rằng bạn đã bổ sung đủ năng lượng trong bữa ăn thì đây được coi là tín hiệu để ngừng ăn. Nhưng nếu ăn quá mức hay quá no sẽ làm tăng lớp mỡ ở bụng nên biết khi nào ngừng ăn là rất quan trọng.
Ăn uống thận trọng nghĩa là bạn có kế hoạch ăn thực phẩm nào, ăn bao nhiêu thực sự rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn có kế hoạch ăn uống thích hợp như thực phẩm ít chất béo, nhiều rau xanh, trái cây, uống rượu, bia ở mức độ cho phép… có phản ứng tích cực hơn với căng thẳng xảy ra trong cuộc sống và có vòng hai lý tưởng hơn.
2. Ngồi nhiều
Nếu bạn chỉ ngồi và duyệt web trên Internet trong nhiều giờ đồng hồ thay vì hoạt động và đốt cháy calo thì chính là bạn đang tạo thói quen làm cho mỡ bụng ngày càng tích tụ nhiều hơn.
3. Không tập trung khi ăn
Có nhiều lý do khiến chúng ta ăn nhưng chủ yếu là do tín hiệu đói của cơ thể đòi hỏi. Nhưng nếu bạn ăn ở bàn làm việc, vừa ăn vừa xem ti vi hay sử dụng điện thoại, bạn sẽ không tập trung vào bữa ăn và đây là một trong những thói quen xấu có thể dẫn đến mỡ bụng.
4. Thường xuyên cáu gắt
Bạn có biết rằng nếu có một tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bạn hài lòng hơn với thức ăn của mình và bạn có xu hướng ăn ít hơn?
Do vậy, bạn nên dành thời gian để tạo cho mình tâm trạng thoải mái nhất, tránh cáu gắt, giận dữ để làm tăng sự hài lòng về bữa ăn cũng như kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, tránh ăn quá mức dẫn đến mỡ bụng.
5. Lười vận động
Bên cạnh nhứng thói quen không tốt trên thì lười vận động lại là yếu tố khiến vòng hai ngày càng “phát tướng” nhanh hơn. Do vậy, bạn cần tạo cơ hội để cơ thể vận động và vượt qua ngưỡng “lười” của bản thân và đánh tan mỡ bụng.
Bạn có thể thực hiện các hoạt động đơn giản, vừa sức như đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp chứ không nhất thiết phải là một cuộc chạy marathon hay cuộc đua về bơi lội.